Trong bối cảnh xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Hoa Kỳ (thị trường chiếm gần 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024) đang gặp nhiều khó khăn thách thức do thay đổi chính sách thuế của nước này, việc chuyển hướng mở cửa sang các thị trường khác là hết sức cấp bách. Trong đó, Halal và khu vực Trung Đông luôn được nhắc tới như một “miền đất hứa” cho nông thủy sản Việt Nam…

Một bước ngoặt quan trọng là việc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Các Tiểu vươ♓ng quốc Ả Rập Thống ♏nhất (CEPA) được ký kết ngày 28/10/2024 tại Dubai, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Mohammed bin Rashid Al Maktoum.
Theo nội dung cam kết, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ xóa bỏ thuế qꦚuan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 99% kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam; Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế cho 98,5% hàng hóa nhập từ UAE. Đây là nền tảng quan trọng để hàng Việt mở rộng hiện diện tại thị trườ😼ng Trung Đông nói chung.
Thị trường Trung Đông không đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật quá khắt khe như EU hay M🦹ỹ, trong khi thủ tục thông quan lại đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, nếu coi Halal là chiến lược dài hơi, thì cần sự vào cuộc đồng bộ từ chính sách, hệ thống logistics, xúc tiến thương 🐽mại đến tư duy đầu tư bài bản của doanh nghiệp.
Các thị trường như UAE và Ả Rập Saudi có nhu cầu nhậ🃏p khẩu lớn, nhưng để cạnh tranh với các quốc gia như Ấn Độ💦 và Brazil, doanh nghiệp Việt cần có chứng nhận Halal từ tổ chức uy tín và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là hạn chế trong hiểu biết về văn hóa tiêu dùng Hồi giáo, khiến chiến lược sản phẩm và marketing chưa hiệu quả. Tiếp đến, quy trình cấp chứng nhận Halal lại phứ💃c tạp, không đồng nhất giữa các quốc gia, đòi hỏi doanh nghiệp phải xin chứng nhận từ nhiều tổ chức khác nhau, gây tốn kém chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, ngành chế biến thực phẩm còn thiế༺u nhân lực am hiểu tiêu chuẩn Halal và nguồn nguyên liệu đạt chuẩn vẫn còn hạn chế.
Doanh nghiệp cần đầu tư đào tạo,💫 nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn Halal và v🌟ăn hóa tiêu dùng Hồi giáo. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu Halal, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Việc hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu Halal uy tín sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng đồng nhất và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
Ngoài ra✱, phát triển các 🌱chiến lược marketing phù hợp, tận dụng kênh bán hàng chuyên biệt như hội chợ Halal, sàn thương mại điện tử và nền tảng B2B sẽ giúp kết nối trực tiếp với đối tác quốc tế và mở rộng thị trường.
(Tổng hợp)